Chính sách Olof_Palme

Olof Palme tại Norra Bantorget, ngày 1.5.1973

Là lãnh đạo thế hệ mới của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển, Olof Palme thường được mô tả là người cách tân cách mạng.[10][11]Tại quốc nội, quan điểm xã hội của ông ta – nhất là việc Đảng Dân chủ Xã hội lèo lái mở rộng ảnh hưởng của Liên minh Lao động trên kinh doanh – đã gây ra nhiều thái độ thù địch từ những người Thụy Điển có khuynh hướng bảo thủ. Ngay trước khi bị ám sát, Palme đã bị cáo buộc là thân-Xô Viết và không bảo vệ đầy đủ lợi ích quốc gia của Thụy Điển. Bởi vậy đã có các xếp đặt cho ông ta đi Moskva để thảo luận nhiều vấn đề tranh chấp song phương, trong đó có vấn đề được cho là tàu ngầm Liên Xô đã xâm nhập hải phận của Thụy Điển (xem U 137).

Trên bình diện quốc tế, Palme được nhiều người nhìn nhận là một nhân vật chính trị tiếng tăm vì:

Tất cả các việc đó chắc chắn đã gây cho Palme nhiều kẻ thù (cũng như bạn) ở nước ngoài.

Olof Palme đi biểu tình ở Stockholm sát cánh với đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Thọ Chân tháng 2/1968

Ngày 21.2.1968, Palme (lúc đó là bộ trưởng bộ Giáo dục) tham gia một cuộc tuần hành phản đối Mỹ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam ở Stockholm, cùng với đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Liên Xô Nguyễn Thọ Chân, do Ủy ban Thụy Điển cho Việt Nam tổ chức, cả Palme và ông Chân đều được mời phát biểu ý kiến. Do việc này, Hoa Kỳ đã triệu hồi đại sứ của mình ở Thụy Điển về, và Palme bị phe đối lập chỉ trích dữ dội về việc tham gia cuộc tuần hành phản đối đó.[12]

Ngày 23.12.1972, Palme (lúc này làm thủ tướng) đọc bài diễn văn trên đài phát thanh quốc gia Thụy Điển, so sánh việc Hoa Kỳ ném bom Hà Nội đang diễn ra với một số hành động tàn bạo trong lịch sử, tức cuộc ném bom Guernica, các cuộc tàn sát Oradour-sur-Glane, Babi Yar, Katyn, LidiceSharpeville, cùng việc tiêu diệt các người Do Thái và các nhóm khác ở Treblinka. Chính phủ Hoa Kỳ gọi việc so sánh này là lời "lăng mạ bỉ ổi" và một lần nữa quyết định đóng băng quan hệ ngoại giao của mình với Thụy Điển (lần này kéo dài trên một năm).[12][13]

Dù vậy, trên thực tế Thụy Điển vẫn bí mật hợp tác quân sự rộng rãi với khối NATO trong thời gian dài, và ngay cả dưới sự bảo vệ an ninh của lực lượng quân sự Mỹ (xem Sự trung lập của Thụy Điển trong Chiến tranh lạnh).

Được hỏi về Palme, cựu bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Henry Kissinger đã một lần trả lời rằng mình thường không thích người mà mình đồng ý với và thường thích người mà mình bất đồng ý kiến, và nói thêm cách lạnh lùng: "Vậy Palme, Tôi thích - rất thích".[cần dẫn nguồn],